Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm. Lớp niêm mạc này chứa đầy không khí và sạch sẽ. Khi các hốc rỗng này bị bịt kín và chứa nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc thì được gọi là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang.
Viêm xoang được phân ra làm 4 loại, dựa theo thời gian mắc bệnh, bao gồm:
Viêm xoang cấp: là hiện tượng viêm xoang có các triệu chứng giống cảm lạnh như: sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức vùng mặt... Các triệu chứng này xuất hiện đột ngột và không biến mất sau 10 - 14 ngày, nhưng cũng không diễn ra quá 4 tuần.
Viêm xoang bán cấp: là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần.
Viêm xoang mạn tính: là viêm xoang có các triệu chứng tồn tại >8 tuần.
Viêm xoang tái phát: là viêm xoang tái phát nhiều đợt trong cùng 1 năm.
1. Viêm xoang là gì?
Thông thường, viêm xoang xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như:
Nghẹt mũi
Giảm khứu giác
Có nước mũi màu vàng xanh, nước mũi đặc
Dịch mũi chảy xuống họng
Ho
Hơi thở có mùi hôi
Đau răng hàm trên
Sốt
3. Nguyên nhân gây viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm xoang như:
Bị viêm nhiễm, tăng cơ hội nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm nấm. Ví dụ: dị ứng, polyp mũi...
Người có các khối u trong mũi và trong khu vực xoang dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn lưu của xoang
Do các rối loạn di truyền như xơ nang
Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
Phụ nữ trong thời gian mang thai
Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
Người hút thuốc lá
Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.