Trong cơ thể người có nhiều loại u bướu. Các loại u bướu có thể gặp ở răng miệng hoặc hàm mặt. Tỷ lệ các khối u vùng hàm mặt so với toàn thân là 5 - 10%. Trong số đó bao gồm cả khối u lành tính và ác tính.
Khối u lành tính có ranh giới rõ rệt, không thay đổi, phát triển chậm, không xâm lấn các mô lân cận và không di căn tới nơi khác. U ác tính (ung thư) không có ranh giới rõ ràng, xâm lấn các mô xung quanh, tàn phá cơ thể nhanh, di căn tới các cơ quan khác. Để phân biệt u lành tính và ác tính chính xác nhất thì cần phẫu thuật để lấy bệnh phẩm của khối u đi xét nghiệm (sinh thiết).
Các khối u vùng hàm mặt lành tính bao gồm:
U vùng hàm mặt thường gặp gồm ung thư da, u máu, u hắc tố, u mạch, u tuyến mang tai, u bã đậu, u tuyến dưới hàm,... U được xác định là phức tạp, khó phẫu thuật khi nằm ở vị trí phức tạp như xâm lấn mạch máu, dây thần kinh hoặc nằm tại các cơ quan như môi, mí mắt, mũi, vành tai,...
2.1 Chỉ định/chống chỉ định
Chỉ định
Chống chỉ định
2.2 Quy trình thực hiện phẫu thuật
Chuẩn bị
Thực hiện
Theo dõi tai biến
Sau cắt u vùng hàm mặt phức tạp, bệnh nhân có thể bị chảy máu (chảy từ mép da, mạch máu bị xâm lấn trong quá trình phẫu thuật). Cách xử trí là cắt chỉ cầm máu lại. Với các tai biến khác, xử trí đúng theo phác đồ tùy từng trường hợp cụ thể.
Khi được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt u vùng hàm mặt phức tạp, bệnh nhân cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh được những biến chứng có thể xảy ra.