Thanh quản chính là nơi tạo ra giọng nói và được tạo thành từ sụn, cơ và màng nhầy nằm ở đầu khí quản và gốc lưỡi. Âm thanh được tạo ra khi hai dây thanh âm rung lên, chính sự rung động này đến từ không khí di chuyển qua thanh quản sẽ đưa 2 dây thanh quản đến gần nhau hơn. Dây thanh quản có vai trò giúp đóng thanh quản khi nuốt, cũng như ngăn không để cơ thể hít phải thức ăn hay chất lỏng vào đường hô hấp. Trong trường hợp nếu dây thanh âm dày lên, bị viêm hoặc bị liệt, khiến chúng không hoạt động được bình thường, từ đó khiến bạn bị rối loạn giọng nói.
Tình trạng rối loạn giọng nói có thể do nhiều yếu tố kết hợp khiến cho việc sử dụng giọng nói quá mức:
Viêm và phù nề: chấn thương, dị ứng, phù mạch do bẩm sinh hoặc bỏng do hít khí độc.
Tổn thương dây thanh: u nhú dây thanh, phù nề dây thanh, hạt dây thanh, nang dây thanh, polyp dây thanh.
Nhiễm trùng: do viêm thanh quản thường gặp trong bệnh nhiễm trùng hô hấp trên mà nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, nhất là lao thanh quản, nấm thanh quản.
Tổn thương ác tính: ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư thanh quản, lymphoma.
Nguyên nhân thần kinh gây nên tình trạng rối loạn giọng nói bao gồm:
Đến từ yếu tố rối loạn phát âm chức năng: giảm/tăng động dây thanh, rối loạn giọng nói co thắt, tuổi dậy thì, tâm lý.
Liệt dây thanh quản do u, đột quỵ, phình động mạch chủ ngực
Bệnh thần kinh vận động, bệnh Parkinson, nhược cơ.
Bệnh hệ thống: to đầu chi, viêm khớp dạng thấp, suy giáp, bệnh tự miễn.
Vỡ giọng tuổi dậy thì
Các rối loạn giọng, vỡ giọng do chuyển giới tính.
Để điều trị chứng rối loạn giọng nói phải thực hiện theo nguyên tắc điều trị như sau:
Điều trị nguyên nhân gây chứng rối loạn giọng nói là chủ yếu.
Bảo tồn cấu trúc giải phẫu một cách tối đa
Khôi phục chức năng của thanh quản.
Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp, đúng giai đoạn của bệnh và theo đúng chỉ định.
Có biện pháp dự phòng nhằm ngăn ngừa tái phát.
Tùy thuộc từng nguyên nhân cụ thể mà có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Việc sử dụng thuốc điều trị nội khoa các rối loạn giọng nói bao gồm các nhóm sau:
Kháng sinh, thuốc điều trị lao, thuốc chống nấm.
Steroid và các thuốc chống viêm không steroid.
Thuốc chống dị ứng.
Thuốc sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày, thực quản.
Thuốc tác động lên hệ thần kinh
Dùng thuốc điều trị chứng rối loạn giọng: bơm thuốc thanh quản, khí dung họng, thanh quản, tiêm hoặc uống.
Được chỉ định trong các trường hợp như: rối loạn giọng nói mà không có tổn thương thực thể tại thanh quản.
Rối loạn giọng nói mà có tổn thương thực thể kèm theo đó là rối loạn chức năng phát âm, tổn thương thực thể do các nguyên nhân hành vi.
Trước và sau phẫu thuật thanh quản.
Điều trị hỗ trợ rối loạn giọng mà nguyên nhân thần kinh
Tùy từng loại tổn thương và giai đoạn tổn thương mà lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp.
Việc chỉ định phẫu thuật được thực hiện trong các trường hợp như sau:
Tổn thương lành tính ở niêm mạc dây thanh mà do nguyên nhân hành vi gây ra và đã được điều trị nội khoa và trị liệu giọng nói không hiệu quả.
Tổn thương cấu trúc dây thanh, tuy nhiên không chỉ định điều trị bảo tồn: màng chân vịt, papilloma thanh quản, rãnh dây thanh, nang dây thanh.
Rối loạn giọng nói mà do căn nguyên thần kinh và đã được điều trị bảo tồn không kết quả: rối loạn giọng co cứng, liệt dây thanh.
Rối loạn giọng nói mà nguyên nhân là do chấn thương thanh quản làm gãy vỡ, di lệch khung sụn thanh quản.
Có thể thấy rối loạn giọng nói là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, vấn đề này gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và cả công việc của người bệnh.