Trong báo Sức Khỏe Đời Sống số 42 ra ngày 13/3/2012, trang mục kỹ thuật cao trong y tế đã đề cập đến Kỹ thuật tiêm mỡ bụng chữa liệt dây thanh do TS BS Trần Việt Hồng nghiên cứu và thực hiện. Đây là một thành quả đáng ghi nhận đã đem lại hạnh phúc cho biết bao nhiêu bệnh nhân liệt dây thanh, họ đã tưởng chừng như mình không bao giờ có lại được giọng nói “bình thường” từ khi lọt lòng mẹ .
“ Không còn câm lặng!” đó là tựa đề của bài báo đã được tác giả “Tuấn Nguyễn” diễn đạt thật cảm động qua báo SKĐS số 42
Ngồi trong phòng thu âm sau phẫu thuật, BN Nguyễn Thị Hoa 52 tuổi ngụ tại Đaklac” cất lên lời hát “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng …” khiến mọi người đang chứng kiến như vỡ òa. Chỉ mới hôm qua bà Hoa vẫn phát âm không thành lời. Người nhà của Bà kể, trước khi phẫu thuật bướu cổ bỗng bà không thể nói được, mỗi lần nói phải rặn ra từng chữ nhưng giọng khan khan hụt hơi. Vốn là cán bộ làm công tác tuyên truyền, nhưng mỗi lần phát biểu trước cộng đồng bà chỉ ghi ra giấy rồi cho đồng nghiệp đọc giúp. Bà càng vô vọng khi các BS ở một bệnh viện địa phương cho biết bà bị liệt dây thanh nên giọng nói sẽ bị “tàn phế” suốt đời không thể chữa được. Lúc đó bà buồn lắm, không còn chút hy vọng. Thế nhưng, sau khi mổ gia đình cô phấn khởi vô cùng, thật là một giấc mơ. Vậy là cô đi làm lại được rồi, có thể ôm cháu ngoại trò chuyện ê a mà không phải lúc nào cũng chỉ cười – gật đầu. Bà Hoa hồ hởi:
Đứng ngoài phòng thu âm trước khi mổ, BN Nguyễn Văn Sang 22 tuổi ( ngụ Châu Thành Bến Tre ) rầu rĩ: “em đã rất mặc cảm với giọng nói của mình, nói the thé, phát âm bị hụt hơi, thiếu chữ nữa. nhiều lúc bạn bè nói chuyện mà em không thể tham gia. Gia đình đã đưa em đi chạy chữa nhiều nơi thậm chí còn luyện âm ở một số bệnh viện lớn nhưng vẫn không thay đổi chút nào. Thấy xấu hổ với bản thân nên em bỏ việc ở Sài Gòn về quê sống quanh quẩn”. Cũng như bà Hoa, sau 20 phút vào phòng mổ tiêm mỡ tự thân vào dây thanh bị liệt, BN Sang đã tìm lại giọng nói của chính mình
TS BS Trần Việt Hồng Trưởng khoa Tai Mũi Họng BV Nhân Dân Gia Định cho biết: BN liệt dây thanh ngày càng tăng do nguyên nhân gây ra bệnh ngày càng đa dạng như sau phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật vùng cổ, trung thất, não hoặc một số nguyên nhân khác như chấn thương sọ não, chấn thương vùng cổ sau tai nạn giao thông vì thắt dây nón sai cách, mắc các bệnh lý nội khoa sau tai biến mạch máu não, thậm chí không rõ nguyên nhân. Do đó với những bệnh nhân đột ngột khan giọng, phát âm hụt hơi, ăn uống hay bị sặc, ảnh hưởng đến công việc hoạt động và sinh hoạt thường ngày phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng để khám, vì thông thường những bệnh nhân này đã bị liệt dây thanh một bên gây bờ thanh môn không có sóng rung niêm mạc, làm cho bệnh nhân bị khan tiếng, hụt hơi.
Hiện thế giới đã có áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị liệt dây thanh một bên giúp phục hồi giọng nói. Phương pháp luyện âm giúp dây thanh bên lành “chồm” qua bên liệt để hỗ trợ khép thanh môn khi phát âm. Tuy nhiên phương pháp này cần có nhiều thời gian, người bệnh kiên trì và phải có BS hướng dẫn thường xuyên. Hoặc có thể bằng phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật ở cổ để cấy vật liệu đẩy dây thanh bên liệt vào trong. Cách này để lại sẹo xấu và có nguy cơ bị thải ghép. Ngoài ra một số nước trên thế giới còn áp dụng phương pháp nối dây thần kinh điều khiển dây thanh bị liệt vào nhánh dây thần kinh khác giúp phát âm trở lại bình thường. Tuy nhiên đó là kỹ thuật cao chỉ áp dụng ở một vài quốc gia. Riêng phương pháp tiêm mỡ tự thân vào dây thanh bị liệt đã được các nước ứng dụng gần 20 năm nay, một số được phục hồi ngay sau khi rời phòng mổ, cũng có bệnh nhân phục hồi khoảng sau một tuần.
Theo TS BS Hồng khi điều trị, BS sẽ lấy 1ml mỡ ở vùng bụng bệnh nhân và xử lý tiêm vào dây thanh nhằm giúp thanh môn khép kín lại khi phát âm. Bệnh nhân được xuất viện sau một ngày điều trị.
So với việc tiêm collagen hay keo sinh học, (những vật liệu này có giá thành cao, dễ bị đào thải, dễ gây dị ứng, bơm không đúng cách thì coi như thất bại không làm lại được).
Tiêm mỡ tự thân vào dây thanh bằng phương pháp nội soi là thủ thuật hiệu quả, đáp ứng sinh học tốt, chi phí thấp và hầu như không có tai biến trong và sau mổ.
Khó khăn nhất trong phẫu thuật này là đòi hỏi BS phải có kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo (vì dây thanh rất mỏng manh và mỡ cũng rất khó bơm, và phải bơm nhẹ nhàng “đều tay” như máy.); thêm vào đó cơ sở thực hiện phải có đầy đủ trang thiết bị xử lý mỡ và phẫu thuật.
Người bệnh được tiếp tục ghi âm theo dõi từ 1 – 3 tháng, từ 6 – 12 tháng, từ 4 – 5 năm.
Trích báo “ Phụ Nữ” ( tác giả: Văn Thanh )
Theo trang Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định
TS BS Trần Việt Hồng (Trưởng Khoa Tai Mũi Họng)
Link youtube :https://www.youtube.com/watch?v=Abk7b2jb-nQ